Điện Biên Phủ thứ hai Chiến_dịch_Đường_9_-_Khe_Sanh

Sở dĩ Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh được mệnh danh là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" vì giữa hai trận đánh này có những điểm tương đồng:

  • Thứ nhất, cả Khe SanhĐiện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt - Lào. Khe Sanh cách biên giới Việt - Lào chừng 20km, còn Điện Biên Phủ chỉ cách khoảng 8km.
  • Điểm tương đồng thứ hai là địa hình đều hiểm trở, khó tiếp cận. Chỉ có thể tiếp cận Điện Biên Phủ bằng đường không. Đối với Khe Sanh, ngoài việc tiếp cận bằng đường không, còn có thêm cách tiếp cận bằng đường bộ thông qua Đường 9.
  • Về tính chất của cả hai trận đánh lúc bấy giờ đã trở thành tâm điểm chú ý của báo chí và các cơ quan công luận khác. Đối với quân địch cả hai trận đều có bài học giống nhau, đó là sự thất bại.

Chính phủ Mỹ tuyên bố với báo chí và truyền thông là QGP đã chịu thương vong tới 10-15 ngàn người chết để nêu bật "chiến thắng" mà họ tuyên bố. Tuy nhiên, trong báo cáo mật mà MACV trình tướng Westmoreland (được giải mật sau này), quân đội Mỹ ước tính con số này chỉ khoảng 5.550, nghĩa là con số mà chính phủ Mỹ công bố cho dư luận đã bị phóng đại một cách cố tình[16]. Tuy nhiên, ngay cả con số của MACV cũng bị cho là phóng đại, vì nó chủ yếu dựa trên những ước tính mơ hồ từ không ảnh, sóng vô tuyến... Sau 40 năm, tới thập niên 2010, giới sử học Mỹ đã tiếp cận được một số tài liệu của QGP về chiến dịch này. Thống kê của QGP cho biết tổn thất chính xác của họ chỉ là 2.469 người tử trận trong suốt chiến dịch (tính từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 7 năm 1968), thấp hơn ước tính của Mỹ tới 6 lần.[16]

Về phần mình, chính phủ Mỹ công bố thương vong của họ chỉ là 205 chết và 443 bị thương. Nghiên cứu của giới sử học Mỹ sau này đã chỉ ra nhiều thiếu sót có chủ ý trong việc tính toán thương vong khi đó, và con số thực tế cao hơn thế gấp khoảng 12 lần.[16] Mức thương vong này sánh ngang với những trận đánh khốc liệt trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Trong bối cảnh nước Mỹ đang chấn động vì cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, nếu con số thực bị lộ thì chẳng khác nào việc "đổ thêm dầu vào lửa" với những hậu quả lớn không thể lường trước.

Mặt khác, cho đến tận gần đây, có rất ít tài liệu của Hoa Kỳ được công bố về giai đoạn cuối của chiến dịch (chiến dịch Scotland IIchiến dịch Charlie), giai đoạn mà Hoa Kỳ phải rút khỏi căn cứ này. Do vậy, đa số các cuốn sách và phim tài liệu của Hoa Kỳ chỉ đề cập đến chiến dịch giải vây cho căn cứ (chiến dịch Pegasus vào tháng 4/1968) mà không nhắc tới việc quân Mỹ đã tổn thất hơn 3.000 quân trong các trận đánh sau đó ở quanh Khe Sanh, và cuối cùng phải tổ chức rút chạy khỏi Khe Sanh vào tháng 7/1968, ngay cả khi rút chạy cũng bị những đơn vị dự bị của đối phương chặn đánh tơi tả. Điều này khiến nhiều người phương Tây khi đọc về chiến dịch vẫn nghĩ rằng đó là một chiến thắng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, căn cứ trên những tài liệu mới được giải mật từ cả hai bên, nhà sử học Peter Brush khẳng định "không có lý do nào hợp lý để đặt trận đánh ở Khe Sanh vào danh sách những chiến thắng của quân đội Mỹ"[16].

Sau khi rút bỏ Khe Sanh, tưởng như mọi việc đã xong, nhưng rồi Nhà Trắng lại chao đảo lần nữa vì Khe Sanh. Ngày 24 tháng 6, phóng viên John Carol của tờ Mặt trời Baltimore đã loan tin Bộ chỉ huy Mỹ "vừa buộc phải rút bỏ Khe Sanh, một căn cứ quân sự được (Mỹ) phòng thủ với một giá đắt, do vị trí rào cản có tính sống còn của nó ở dưới khu giới tuyến". Bộ chỉ huy Mỹ mập mờ phủ định tin này, nhưng John Carol khẳng định "Các thủy quân lục chiến biết việc này, người Bắc Việt Nam biết việc này, chỉ có nhân dân Mỹ là không biết. Mặc dù Bộ chỉ huy Mỹ giải thích việc này (bỏ Khe Sanh) là do những yêu cầu về quân sự đặt ra, nhưng miền Bắc cho đây là thất bại nghiêm trọng nhất cả về chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh này".

Theo báo cáo dành cho tổng thống 25 và 26 tháng 6 năm 1968, các cố vấn tổng thống đã phải nhanh chóng ra tay. Một là, họ thuyết phục hãng tin Mỹ tầm cỡ toàn cầu AP đừng đưa tin của Mặt trời Baltimore. Hai là, họ đã dự thảo để MACV ra một tuyên cáo. Cốt lõi cho tuyên cáo này là, quân Mỹ phải bỏ Khe Sanh chỉ vì "do địch đã thay đổi chiến thuật".

Tác động của Mỹ rút bỏ Khe Sanh đối với công luận được Peter Bush đánh giá như sau: "Tướng Abrams ra lệnh giữ bí mật chuyện đóng cửa căn cứ càng lâu càng tốt. Đến khi chuyện này buộc phải công bố chính thức, chỉ một lượng thông tin nhỏ được cung cấp. Sự kiện bỏ Khe Sanh được công luận Mỹ nhìn nhận một cách 'đầy ngờ vực và hoang mang'." Lầu Năm Góc ghi nhận việc công bố quyết định bỏ Khe Sanh là "một sứ mạng khó khăn về phương diện tuyên truyền". Chỉ trước đó 4 tháng, Tổng thống Mỹ là Johnson đã từng tuyên bố "sẽ giữ Khe Sanh bằng mọi giá"[5], rồi 2 tháng trước, chính phủ Mỹ đã tuyên bố "chiến thắng" và "Khe Sanh đã được giải vây". Nay việc "lặng lẽ rút lui" đã bị lộ, đó sẽ là một đòn mạnh giáng vào uy tín của quân đội Mỹ, cũng như làm phong trào phản chiến càng dâng cao.

Ngày 7 tháng 7, tờ Thời báo New York đưa tin từ Hồng Kông cho biết: 70% người châu Á tin rằng lý do Mỹ phải bỏ Khe Sanh là bởi họ đã bị đối phương đánh bại, và bác bỏ cách giải thích của Mỹ, theo đó việc bỏ Khe Sanh là do "tình hình về quân sự đã thay đổi".[38]

Không giống như một số trận đánh khác, Khe Sanh đã chiếm được chú ý của truyền thông đại chúng và công luận ở Mỹ. 25% thời lượng phim chiếu trên chương trình truyền hình buổi tối trong tháng 2 và tháng 3 năm 1968 tường thuật tình hình ở Khe Sanh. Riêng kênh CBS, tỷ lệ này là 50%. Viện Gallup đưa ra số liệu, cứ 5 người thì 1 vừa chuyển từ lập trường ủng hộ sang chống chiến tranh trong khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3. Vì thế, "cách tốt nhất để làm cho Khe Sanh khỏi gây ảnh hưởng xấu đối với công chúng Mỹ là bỏ căn cứ này". Vậy là, Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Đường_9_-_Khe_Sanh http://www.historynet.com/battle-of-khe-sanh-recou... http://www.historynet.com/the-withdrawal-from-khe-... http://www.historynet.com/the-withdrawal-from-khe-... http://www.historynet.com/wars_conflicts/vietnam_w... http://www.presidentprofiles.com/Kennedy-Bush/Lynd... http://www.library.vanderbilt.edu/central/Brush/Kh... http://www.khesanh.org/40th/feb-68.html http://www.pbs.org/battlefieldvietnam/timeline/ind... http://www.vva.org/veteran/0807/khesanh.html http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008...